A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN:
ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nuclêic.
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của ADN là 4 loại nuclêôtit Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosine (C hoặc X) liên kết với nhau.
* Tính đa dạng và đặc thù của ADN:
Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.
- ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
- ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
→ Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
* Mở rộng:
- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:
+ 1 phân tử đường (C5H10O4).
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).
+ Bazơ nitơ gồm 4 loại: Adenin (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosine (X hoặc C).
- Các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazo nitơ. Vì vậy, tên nuclêôtit thường được gọi bằng tên bazơ nitơ.
II. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN:
Năm 1953, J.Oatxon và F.Crick công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, dài 34 Å. Đường kính vòng xoắn là 20 Å. (1 Å = 10-7 mm)
- Trong phân tử ADN:
+ Trên một mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị: được hình thành giữa
+ Giữa hai mạch các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành các cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
* Hệ quả:
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch đơn, khi biết trình tự sắp xếp nuclêôtit trong mạch này có thể suy ra trình tự nuclêôtit trong mạch còn lại:
A = T
G = X
→ A + G = T + X = 50% N
- Tỉ số (A + G)/(T + X) các loài khác nhau là khác nhau và đặc trưng cho loài.
B. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Bài 15 trang 45: Dựa vào các thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau: Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
Trả lời:
Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.
- ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
- ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
Bài 15 trang 46: Quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi sau:
- Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
- Giả sử Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
- A - T - G - G - X - T - A - T - X -
Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN sẽ như thế nào?
Trả lời:
- Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A - T; G - X.
- Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng:
- T - A - X - X - G - A - T - A - G -
C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk Sinh học 9): Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.
Lời giải:
Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:
- ADN (axit đê ôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm μm và khối lượng lớn có thể đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (A, T, G, X).
- Bốn loại nucl ê ô tit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng mà xác định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau.
Bài 2 (trang 47 sgk Sinh học 9): Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Lời giải:
Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.
- ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
- ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
Bài 3 (trang 47 sgk Sinh học 9): Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
Lời giải:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, dài 34 Å. Đường kính vòng xoắn là 20 Å.
- Trong phân tử ADN:
+ Trên một mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị: được hình thành giữa
+ Giữa hai mạch các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành các cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
* Hệ quả:
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch đơn, khi biết trình tự sắp xếp nuclêôtit trong mạch này có thể suy ra trình tự nuclêôtit trong mạch còn lại:
A = T
G = X
→ A + G = T + X = 50% N
- Tỉ số (A + G)/(T + X) các loài khác nhau là khác nhau và đặc trưng cho loài.
Bài 5 (trang 47 sgk Sinh học 9): Tính đặc thù của mỗi ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.
b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
c) Tỉ lệ (A + T)/(G + X) trong phân tử ADN.
d) Cả b và c.
Lời giải:
Đáp án: a
Bài 6 (trang 47 sgk Sinh học 9): Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?
a) A + G= T + X
b) A=T; G=X
c) A+ T+ G= A+ X+ T
d) A + X + T= G + X + T
Lời giải:
Đáp án: a, b và c