A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:
1. Thí nghiệm:
- Menđen chọn các giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng.
- Các bước thí nghiệm của Menđen:
+ Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ (cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín
+ Bước 2: Ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) → thu được F1.
+ Bước 3: Cho F1 tự thụ phấn → F2.
- Menđen gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ), tính trạng xuất hiện mới ở F2 là tính trạng lặn (hoa trắng).
- Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình → kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
2. Kết luận:
“Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”.
II. MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:
- Quy ước gen:
+ Gen A: là gen quy định tính trạng hoa đỏ (trội)
+ Gen a: là gen quy định tính trạng hoa trắng (lặn).
- Xác định kiểu gen của P:
+ Cây đậu hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA.
+ Cây đậu hoa trắng thuần chủng có kiểu gen: aa.
- Sơ đồ lai từ P → F1:
P: AA × aa
G: A a
F1: 100% Aa
- Kết quả F1:
+ Kiểu gen: 100% Aa
+ Kiểu hình: 100% Hoa đỏ
- Sơ đồ lai từ F1 → F2:
F1×F1: Aa × Aa G : A, a A, a
F2 : 1AA: 2 Aa: 1aa
- Kết quả F2:
+ Kiểu gen: 1AA: 2 Aa: 1aa
+ Kiểu hình: 3 Hoa đỏ: 1 Hoa trắng
* Nhận xét:
- F1: kiểu gen Aa dị hợp tử 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ
- F2: kiểu gen 1AA: 2Aa: 1aa, kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng.
- F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng vì: kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA.
+ AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp (KG đồng hợp trội AA, KG đồng hợp lặn aa)
+ Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp. → Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
* Giải thích kết quả thí nghiệm: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
* Nội dung của quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.
B. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu hỏi trang 8: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2vào ô trống?
Trả lời:
Câu hỏi trang 9: Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của menden,hãy điền các từ hay cụm từ: đồng tính, 3 trội: 1 lặn, vào các chỗ trống trong câu sau?
Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 … về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình …
Trả lời:
Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Câu hỏi trang 9: Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết:
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
- Tại sao F2lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
Trả lời:
Quan sát hình 2.3 ta thấy:
-Tỉ lệ các loại giao tử ở F1: 1A:1a
-Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA: 2Aa: 1aa
- F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Vì Gen A quy định kiểu hình hoa đỏ, gen a quy định kiểu hình hoa trắng. Gen A trội hoàn toàn so với gen a. Nên thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ) giống như thể đồng hợp AA, còn cơ thể aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.
C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 (trang 10 SGK Sinh học 9): Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Ví dụ:
+ Màu sắc hoa: hoa đỏ, hoa trắng
+ Màu sắc quả: quả vàng, quả xanh
+ Chiều cao cây: cây cao, cây thấp
- Thực tế khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, chiều cao cây,…
Câu 2 (trang 10 SGK Sinh học 9): Phát biểu nội dung của quy luật phân li.
Lời giải:
Nội dung của quy luật phân li là: "Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P".
Câu 3 (trang 10 SGK Sinh học 9): Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
Lời giải:
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng. Sự phân li của cặp gen Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A: 1a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).
Câu 4 (trang 10 SGK Sinh học 9): Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.
Lời giải:
- Theo đề bài, ta có:
PTC: Cá kiếm mắt đen x Cá kiếm mắt đỏ
F1: 100% Cá kiếm mắt đen
→ Theo qui luật Menđen, ta có tương quan trội – lặn:
+ Mắt đen: là tính trạng trội hoàn toàn.
+ Mắt đỏ: là tính trạng lặn.
- Qui ước gen:
+ A: là gen qui định tính trạng mắt đen.
+ a: là gen qui định tính trạng mắt đỏ.
- Kiểu gen của P:
+ Cá kiếm mắt đen thuần chủng: AA
+ Cá kiếm mắt đỏ: aa
- Sơ đồ lai từ P → F1:
P: AA x aa
G: A a
F1: 100% Aa
Kết quả F1:
+ Kiểu gen: 100% Aa
+ Kiểu hình: 100% cá kiếm mắt đen
- Sơ đồ lai từ F1→ F2:
F1 x F1: Aa x Aa
G : A , a A , a
F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kết quả F2:
+ Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
+ Kiểu hình: 3 cá kiếm mắt đen : 1 cá kiếm mắt đỏ