Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Năng lượng ánh sáng

Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Nếu cầm kính lúp dưới ánh nắng mặt trời để tập trung ánh sáng lên đầu que diêm thì que diêm có thể bốc cháy.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ảnh sáng như Mặt Trời, ngọn lửa. Hầu hết các nguồn sáng phát ra ảnh sảng cùng
với sự tỏa nhiệt. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiêu vào nó. Mặt Trăng là một vật sáng, nó không tự phát ra ánh sáng mả nó hắt lại ảnh sáng mặt trời chiêu vào.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)


II. Tia sáng

Từ bề mặt của một vật phát sáng, ánh sáng phát ra theo mọi hướng. Ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, thủy tinh, nước,... thì ánh sáng đi theo đường thẳng.

Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Ví dụ: Chùm ánh sáng mặt trời đi qua các đám mây

Các chùm sáng thường gặp:

+ Chùm sáng song song

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)

+ Chùm sáng phân kì

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)

+ Chùm sáng hội tụ

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)


III. Bóng tối, bỏng nửa tối

Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng có kích thước lớn hơn nguồn sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)


Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối, có phần nhận được ít ánh sáng truyền tới, ta gọi là bóng nửa tối.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng (CD)

Tùy theo kích thước của nguồn sáng, vật chắc sáng và vị trí đặt chúng trước màn hứng mà kích thước bóng tối, bóng nửa tối trên màn hứng sẽ khác nhau.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 65 SGK KHTN 7

Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời trong 2 giờ nhiều hơn toàn bộ lượng năng lượng mà con người tiêu thụ trong một năm.

Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?

Lời giải:

Mặt Trời phát ra ánh sáng và chiếu tới Trái Đất, do đó năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất qua các chùm ánh sáng.


I. Năng lượng ánh sáng

Trả lời câu hỏi trang 65 SGK KHTN 7

Câu 1: Với các dụng dụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế

a. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng

b. Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

Lời giải:

a. Phương án thí nghiệm: dùng kính lúp thu các tia sáng Mặt Trời vào phần tiếp xúc giữa bóng đèn và tấm bìa. Sau một thời gian các vị trí đó nóng lên (kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ bằng nhiệt kế), bóng đèn phát sáng yếu.

b. Trong thí nghiệm trên năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

Câu 2: Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng?

Lời giải:

+ Nguồn sáng: Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang sáng…

+ Vật sáng: mặt trời và bàn học, ngọn nến và tờ giấy trắng…


II. Tia sáng

Trả lời câu hỏi trang 66 SGK KHTN 7

Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.

Lời giải:

- Dùng đèn chiếu vào một miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ, dùng 1 miếng bìa làm màn hứng sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên màn hứng.

- Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.

Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK KHTN 7

Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng, hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy

Lời giải:

Cắt tấm bìa làm 2 phần, rồi bố trí thí nghiệm như hình để quan sát được các chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 2)


III. Bóng tối, nửa bóng tối

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK KHTN 7

Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt trăng tạo ra (H12.9a). Khi đó, ở một số vị trí trên trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.

Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt trăng đi vào vùng tối do trái Đất tạo ra (H12.9b), ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 3)



a. Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.

b. Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng bay kích thước phù hợp để thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1.

Lời giải:

a. Xác định vùng tối và vùng nửa tối.

Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 4)
Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 5)

b. Em có thể dùng 1 ngọn nến thay cho Mặt Trời, quả bóng đá thay cho Trái Đất, quả bóng tenis thay cho Mặt Trăng. Đặt ngọn nến và các quả bóng ở các vị trí giống như 2 trường hợp trên và quan sát hiện tượng.

Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 6)
Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 – Cánh diều (ảnh 7)


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn