Bài 13: Một số nguyên liệu

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT






1. Một số nguyên liệu thông dụng

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.

Ví dụ: Một số nguyên liệu như: Đất, đá, quặng,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu | Chân trời sáng tạo

2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu

- Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,...

- Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Quặng đồng dùng để sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện.

Cát tạo với xi măng thành hỗn hợp kết dính nên được ứng dụng để tạo thành bê tông trong xây dựng.

3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép theo Luật Khoáng sản.

+ Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên.

+ Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường.

- Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Do đó, cẩn sử dụng chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và hài hoà về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên.

+ Hạn chế xuất khẩu nhiên liệu thô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị.

+ Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín,...để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu | Chân trời sáng tạo





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn