Bài 8: Tế bào nhân thực

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}


TÓM TẮT LÝ THUYẾT






I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực

Tế bào sinh vật nhân thực có đặc điểm chung là có màng nhân, có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau.

Hình 1: Cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật

II. Màng sinh chất

Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972, hai nhà khoa học là Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động

Cấu trúc khảm của màng sinh chất:

+ Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác.

+ Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

+ Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. 

Cấu trúc động của màng sinh chất:

Do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit => Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. 

Hình 2: Cấu trúc của màng sinh chất

Chức năng màng sinh chất:

- Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc. Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. 

- Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. 

- Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).





CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA











BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA











SÁCH BÀI TẬP









Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn