Bài tập Chủ đề 4




CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Trả lời câu hỏi trang 53 SGK KHTN 7

Câu 1: Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng công thức: 

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều

Câu 2. Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8m/s.

+ Xe đi được bao xa trong 8s?

+ Cần bao lâu để xe đi được 160m?

Lời giải:

Trong 8s, xe đi được 8 x 8= 64 m.

Để đi được 160m thì xe cần đi trong thời gian là 160 : 8 = 20s.

Câu 3: Tính tốc độ chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động H 8.5.

Lời giải:

- Từ đồ thị ta thấy:

+ Thời gian chuyển động của xe là t = 4s

+ Quãng đường xe đã đi là: s = 20m

- Vậy, tốc độ chuyển động của xe là:

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 2)

Câu 4: Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài.

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 3)

a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.

b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?

c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?

Lời giải:

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 4)

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm A. Từ điểm A kẻ đường vuông góc với trục quãng đường cắt tại vị trí 50 km. Vậy quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu là 50 km.

Tốc độ xe A trong 1 giờ đầu:

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 5)

.

+ Tại vị trí 2 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm C. Từ điểm C kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 70 km. Vậy quãng đường xe A đi trong giờ thứ 2 tương ứng với đoạn đồ thị AC là s = 70 – 50 = 20 km.

Tốc độ xe A đi được trong giờ thứ 2 là:

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 6)

Như vậy, ta thấy tốc độ xe A đi trong 1 giờ đầu lớn hơn tốc độ xe A đi trong giờ thứ 2 là: v1 – v2 = 50 – 20 = 30 km/h.

Vậy tốc độ xe A giảm 30 km/h trong giờ thứ 2 của chuyến đi.

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu xanh (đồ thị của xe B) tại điểm B. Từ điểm B kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 25 km. Vậy quãng đường xe B đi được trong 1 h đầu tiên là 25 km.

Tốc độ xe B đi được trong 1 h đầu tiên là: 

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 7)

Khi đó v1A > v1B nên xe B chuyển động chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên.

Soạn KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài tập Chủ đề 4 – Cánh diều (ảnh 8)


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Thầy Hiếu Dạy KHTN

Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là vượt qua. Tinh túy của đời là quan tâm. Cơ hội của đời là phụng sự. Bí mật của đời là dám làm. Hương vị của đời là giúp đỡ. Vẻ đẹp của đời là cho đi.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn