KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: SINH HỌC 9 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào giấy thi (Từ câu 1 → 12).
Câu 1. Dòng thuần là:
A. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp.
B. dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình.
C. dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.
D. dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.
Câu 2. Đối tượng của di truyền học là gì?
A. Các loài sinh vật.
B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị.
C. Đậu Hà Lan.
D. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.
Câu 3. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.
D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 4. Biến dị tổ hợp xuất hiện do:
A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
B. sự tổ hợp lại các tính trạng.
C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
D. cả A và B
Câu 5. Bộ NST đặc trưng của ruồi giấm có số lượng là?
A. 2n = 4
B. 2n = 8
C. 2n =12
D. 2n = 24
Câu 6. Thành phần hóa học chủ yếu của NST là:
A. Protein và sợi nhiễm sắc.
B. Protein histon và ADN.
C. Protein và ADN.
D. Protein anbumin và axit nucleic.
Câu 7. Bản chất của thụ tinh là gì?
A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội.
B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội.
C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội.
D. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội.
Câu 8. Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa:
A. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
B. Nguyên phân và giảm phân.
C. Giảm phân và thụ tinh.
D. Nguyên phân và thụ tinh.
Câu 9: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:
A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt
B. Hình dạng và vị của quả
C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh
D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa
Câu 10: ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào?
A. Nguyên phân.
B. Nhân đôi.
C. Giảm phân.
D. Di truyền.
Câu 11: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:
A. mARN
B. rARN
C. tARN
D. ARN
Câu 12: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:
A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song
B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng.
C. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
D. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN
II. TỰ LUẬN. (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Thế nào là thể đồng hợp, thể dị hợp? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 2 (1,0 điểm):
Điểm khác nhau cơ bản của kì đầu nguyên phân và giảm phân I là gì?
Câu 3 (2,0 điểm):
Giải thích tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ luôn xấp xỉ là 1:1?
Câu 4 (2,0 điểm):
Phân tử ADN có trình tự sắp xếp các Nucleotit trên mạch gốc như sau:
- A – G – T – X – A – X – A – T – G – X-
a. Hãy viết trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch bổ sung của phân tử ADN?
b. Hãy viết trình tự sắp xếp các nucleotit trên phân tử ARN được tổng hợp từ mạch gốc trên?
Câu 5 (1,0 điểm):
Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cà chua thuần chủng quả đỏ lai với cà chua quả vàng thì kết quả đời con F1 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ra sao?
------------Hết-----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | B | C | C | B | B | B | A | C | B | A | D |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu | Nội dung | Điểm | |||||
1 | - Thể đồng - Thể dị hợp | 0,5
0,5
| |||||
2 |
|
1,0
| |||||
3 | - Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, - Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai |
1,0
1,0 | |||||
4 |
a. Mạch ADN - T – X – A – G – T – G – T – A – X – G- b. Mạch ARN - U – X – A – G – U – G – U – A – X –
|
1,0
1,0 | |||||
5 | - Quy ước: A - Cà chua - Cà chua quả - Sơ đồ lai: P: AA x aa quả đỏ quả vàng GP: A a F1: Aa quả | 0,25
0,25
0,5
|
------------Hết-----------