THỜI GIAN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
- Tuần 7, từ ngày 17/10 đến 22/10/2022, tiết số 1: ôn bài 8 và 9- Tuần 7, từ ngày 17/10 đến 22/10/2022, tiết số 2: ôn bài 10 và 12- Tuần 8, từ ngày 24/10 đến 29/10/2022, tiết số 1: ôn bài 13 và bài tập- Tuần 8, từ ngày 24/10 đến 29/10/2022, tiết số 2: kiểm tra
HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Kiểm tra trực tiếp: tại lớp.- Dạng câu hỏi: tự luận.- Số lượng câu hỏi: 5 câu.- Thời gian làm bài: 45 phút.
NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Lý thuyết:
Xem bài giảng- Bài 8: Nhiễm sắc thể
Xem bài giảng- Bài 9: Nguyên phân
Xem bài giảng- Bài 10: Giảm phân
Xem bài giảng- Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
Xem bài giảng- Bài 13: Di truyền liên kết
2. Bài tập:
Bài tập lai một cặp tính trạng.
ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Tóm tắt lý thuyết
Bài 8 - Câu hỏi thảo luận - trang 24- Nghiên cứu bảng 8 và cho biết số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ảnh trình độ tiến hóa của loài không?- Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về hình dạng và số lượng.
Trả lời:
- Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ảnh trình độ tiến hóa của loài.
Vì người có 2n = 46, tinh tinh có 2n = 48, gà có 2n = 78,… nhưng người là loài tiến hóa nhất.
- Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST, trong đó có:
+ 2 cặp hình chữ V
+ 1 cặp hình hạt
+ 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc NST giới tính hình que, một chiếc NST giới tính hình móc (XY) ở con đực.
Bài 8 - Câu hỏi thảo luận - trang 25Quan sát hình 8.5 và cho biết số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
Trả lời:
- Số 1: hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit).
- Số 2: tâm động.
Bài 8 - Câu hỏi cuối bài - trang 26Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
Lời giải:
- Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật:
+ Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng (hình hạt, hình que, hình chữ V).
+ Ở những loài đơn tính, con đực và con cái khác nhau ở 1 cặp NST giới tính, kí hiệu là XX và XY.
- Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật:
Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST, trong đó có:
+ 2 cặp hình chữ V
+ 1 cặp hình hạt
+ 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc NST giới tính hình que, một chiếc NST giới tính hình móc (XY) ở con đực.
- Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:
Bộ NST lưỡng bội | Bộ NST đơn bội |
+ | + |
+ | + |
+ | + |
Bài 8 - Câu hỏi cuối bài - trang 26Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Lời giải:
- Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc đặc trưng gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động.
- Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
Bài 8 - Câu hỏi cuối bài - trang 26Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
Lời giải:
- NST là cấu trúc mang gen, có bản chất là ADN.
- Nhờ sự tự sao của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Bài 12 - Câu hỏi thảo luận - trang 39Quan sát hình 12.2 và trả lời các câu hỏi sau:
- Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
- Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
- Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1?
Trả lời:
- Qua giảm phân tạo ra một loại trứng (22A+X) và hai loại tinh trùng (22A+X và 22A+Y).
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con gái. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1 do 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất như nhau.
Bài 12 - Câu hỏi cuối bài - trang 41- Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người.- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Lời giải:
* Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế NST xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
P: ♀ 44A + XX x ♂ 44A + XY
G: 22A + X 22A +X , 22A +Y
F₁: 50% (44A + XX) : 50% (44A + XY)
(A là NST thường, XX là cặp NST qui định giới tính nữ, XY là cặp NST qui định giới tính nam).
* Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là sai.
- Vì qua giảm phân người mẹ chỉ sinh ra một loại trứng (mang NST X), còn người bố cho ra hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y).
- Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST X sinh ra con gái, còn sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST Y sẽ sinh ra con trai.
- Như vậy, chỉ có người bố có NST Y quyết định giới tính nam của con nên quan niệm trên là sai.
ÔN TẬP BÀI TẬP
Phương pháp giải và đề bài tập thường gặp
Hướng dẫn giải bài tập