Những sinh vật cổ đại đang xuất hiện ngày một nhiều khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, gần giống như những tình tiết quen thuộc trong các bộ phim kinh dị. Dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến Trái đất nóng lên, trong vài năm trở lại đây, các nhà khảo cổ học đã liên tục tìm kiếm được xác ướp còn nguyên vẹn của các loài động vật đã biến mất từ lâu như Tê giác lông mượt, sói khổng lồ tiền sử. Thậm chí, các nhà khoa học còn tìm kiếm được các loại vi khuẩn 750.000 năm tuổi.
Nhờ các kỹ thuật đo lường và các phương pháp mới để giữ cho các mẫu lõi băng của họ được khử trùng, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về những gì chính xác nằm trong băng vĩnh cửu.
Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc đại học bang Ohio đã có thể xác định một kho lưu trữ của hàng chục loại virus có niên đại 15.000 năm tuổi từ chỏm băng Guliya của Cao nguyên Tây Tạng (Trunng Quốc), và hiểu rõ hơn về chức năng của chúng.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã có thể xác định một "kho lưu trữ" của hàng chục loại virus 15.000 năm tuổi chưa từng được phát hiện trước đây. Những loại virus này được khai quật từ lõi băng nằm tại chỏm băng Guliya của Cao nguyên Tây Tạng, từ đó hiểu rõ hơn về chức năng của chúng. Ở độ cao 6,7km (22.000 feet) so với mực nước biển ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 28 trong số 33 loại virus mà họ xác định chưa từng được nhìn thấy trước đây.
Theo đó, các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng 28 trong số 33 loại virus mà họ xác định chưa từng được nhìn thấy trước đây. Các mẫu vật được khai quật ở độ cao 6,7km (22.000 feet) so với mực nước biển.
"Những sông băng này được hình thành dần dần, và cùng với bụi và khí, rất nhiều virus cũng được tích tụ trong lớp băng đó", nhóm nghiên cứu cho biết. Theo nhóm nghiên cứu, những vi khuẩn này có khả năng đại diện cho những vi sinh vật trong khí quyển tại thời điểm chúng bị "đóng băng".
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự tương quan của các cộng đồng vi sinh vật với sự thay đổi nồng độ bụi và ion trong khí quyển, đồng thời cũng có thể cho chúng ta thấy được điều kiện khí hậu và môi trường tại thời điểm đó.
Nhà vi sinh vật học Matthew Sullivan của Đại học bang Ohio cho biết: "Đây là những loại virus có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường khắc nghiệt, với dấu hiệu của các gene giúp chúng lây nhiễm tế bào trong môi trường lạnh – đây là một dấu hiệu di truyền đáng kinh ngạc về cách virus có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt".
Các nhà khoa học sau đó đã so sánh trình tự di truyền của chúng với cơ sở dữ liệu từ các loại virus đã biết. Nhóm nghiên cứu nhận thấy loại virus phong phú nhất trong cả hai mẫu lõi băng là đại thực khuẩn lây nhiễm Methylobacterium - vi khuẩn quan trọng đối với chu trình mêtan bên trong băng.
Chúng có liên quan nhiều nhất đến virus được tìm thấy trong các chủng Methylobacterium trong môi trường sống của thực vật và đất - phù hợp với một nghiên cứu trước đó cho rằng nguồn bụi chính lắng đọng trên mỏm băng Guliya có thể bắt nguồn từ đất.
Nhóm nghiên cứu kết luận: "Những virus đông lạnh này có thể bắt nguồn từ đất hoặc thực vật và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận chất dinh dưỡng cho vật chủ của chúng".
Theo ScienceAlert, những cái nhìn cận cảnh về các sinh vật từ quá khứ xa xôi của Trái đất đang tiết lộ lịch sử của các hệ sinh thái cổ đại, bao gồm các chi tiết về môi trường mà chúng từng tồn tại. Băng vĩnh cửu cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ những thay đổi về môi trường trong quá khứ và sự tiến hóa của virus.
Nhà khoa học Trái đất Lonnie Thompson giải thích: "Chúng ta biết rất ít về virus và vi khuẩn trong những môi trường khắc nghiệt này, và những gì thực sự ở đó", nhà khoa học Trái đất Lonnie Thompson giải thích.
"Làm thế nào để vi khuẩn và virus ứng phó với biến đổi khí hậu? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đi từ kỷ băng hà sang thời kỳ ấm áp như hiện nay? Và đó vẫn còn nhiều điều cần được khám phá".
Tuy nhiên, sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu cũng đã tạo ra một số lo ngại về tác động của các loài virus cổ đại khi chúng được "hồi sinh". Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa thực sự kết thúc, những lo ngại là hoàn toàn có cơ sở, khi các virus cổ đại có thể mang tới một bệnh dịch chết người cho thế giới.
Tuy nhiên, mối nguy hiểm lớn nhất nằm ở chỗ băng tan đang giải phóng ra thứ khác. Đó chính là trữ lượng lớn khí methane và carbon bị chôn vùi trong băng.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Microbiome.